Nếu có ai nói với bạn rằng “Kinh Thánh phân biệt giới tính và áp bức phụ nữ” thì đây là 3 điều bạn cần biết mà trong video này sẽ làm rõ:
1. Khái niệm “ Bình Đẳng Giới” đến từ Kinh Thánh chứ không phải là suy nghĩ tự nhiên.
2. Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh không hề “phân biệt giới tính”, mà chính con người làm điều đó.
3. Chúa Giê-xu là người đề ra tiêu chuẩn khuôn mẫu về cách đối xử với phụ nữ – đi ngược lại với văn hóa thời đó xem phụ nữ là thấp kém.
Trong một cuộc trò chuyện, ai đó nói với bạn rằng “Kinh Thánh phân biệt giới tính và áp bức phụ nữ.” Bạn sẽ nói gì?
Nhiều người theo chủ nghĩa nữ quyền ngày nay cho rằng Cơ Đốc Giáo không chỉ có quan điểm cổ hủ về phụ nữ, mà Kinh Thánh cũng là lý do chính yếu cho tư tưởng đàn áp của nam giới. Nhưng lần sau nếu ai đó nói “Kinh Thánh phân biệt giới tính” thì bạn hãy nhớ 3 điều sau:
1. Khái niệm “ Bình Đẳng Giới” đến từ Kinh Thánh chứ không phải quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên.
Những người theo chủ nghĩa tự nhiên tin rằng mọi vật xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên và bao hàm các đặc tính tự nhiên, nghĩa là không tồn tại những điều siêu nhiên như Đức Chúa Trời. Nhiều người theo chủ nghĩa nữ quyền cũng theo quan điểm này nhưng lại không nhận ra rằng triết lý của họ không đưa ra được bất kỳ nền tảng nào cho cho khái niệm bình đẳng giới.
Theo Chủ Nghĩa Tự Nhiên, con người không có giá trị nội tại vì cuộc sống của chúng ta chỉ đơn giản là quá trình tiến hóa ngẫu nhiên. Do đó, những người theo Chủ Nghĩa Tự Nhiên không có cơ sở nào để nói về bình đẳng giới, hay nói thẳng là, bất kỳ quyền con người nào.
Cuối cùng, nếu cuộc sống chỉ là trò chơi sinh tồn của những kẻ mạnh nhất thì sao chúng ta không nói luôn rằng “Kẻ mạnh có quyền” hoặc “Thân ai nấy lo” đi.
Tuy vậy, ngay từ những trang đầu tiên Kinh Thánh lại kể về một câu chuyện hoàn toàn khác: Sáng Thế Ký đoạn 1 câu 27 chép rằng: “Đức Chúa Trời sáng tạo loài người theo hình ảnh Ngài. Ngài sáng tạo loài người theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Ngài sáng tạo người nam và người nữ.” Theo Cơ Đốc Giáo, không những cả người nam và người nữ đều được Chúa tạo dựng mà họ còn được tạo theo hình ảnh của Ngài. Những ai tuyên bố đấu tranh cho nữ quyền trước Cơ Đốc Giáo không biết rằng chính sự bình đẳng mà họ mong mỏi được căn cứ trên lời Chúa, chính Đấng mà họ khước từ.
Phân đoạn Kinh Thánh này trong Sáng Thế Ký là nơi duy nhất nói về về bình đẳng giới trong thời kỳ cổ đại và hàm ý của nó vô cùng sâu sắc. Không có hệ thống niềm tin nào khác khẳng định nền tảng tương tự về phẩm giá giới tính và bình đẳng giới.
2. Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh không hề “phân biệt giới tính”, con người thì có.
Là tài liệu cổ ghi chép chi tiết từ những hành vi tốt đẹp cao thượng cho tới những hành vi đồi bại của con người, Kinh Thánh nhắc tới cách chân thật những điều đáng buồn như sau: cưỡng bức, đa thê, loạn luân và các hình thức đàn áp phụ nữ khác. Tuy nhiên, mục đích của những ghi chép này không phải để tán dương mà để lên án sự phân biệt giới tính và những hành vi đồi bại. Để hiểu được những phân đoạn khó nhằn này, chúng ta cần phân biệt khi nào thì nội dung đó mang tính quy định (nghĩa là đưa ra hướng dẫn hay mạng lệnh) và khi nào thì nó là mô tả (chỉ là thuật lại những gì đã xảy ra). Nếu một phân đoạn có tính quy định, như một số bộ luật nhất định có liên quan tới phụ nữ, chúng ta cần đặt ra câu hỏi sau: Luật pháp này đang bảo vệ điều gì không? Dù cho một phân đoạn có vẻ kỳ quặc khi chúng ta lần đầu đọc đến nó, một khi chúng ra suy xét lại về những những chuẩn mực văn hóa tại thời điểm của Kinh Thánh, thì mọi thứ sẽ trở nên dễ hiểu bởi vì những luật pháp này ban đầu trông có vẻ là đàn áp phụ nữ thực ra là để bảo vệ họ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, cuốn sách “Is God a Moral Monster” (Chúa có phải là một quái vật đạo đức?) của Paul Copan sẽ bàn sâu hơn về vấn đề đầy thách thức này.
3. Chúa Giê-xu là người đề ra tiêu chuẩn về cách đối xử với phụ nữ.
Chúa Giê-xu hoàn toàn đi ngược lại văn hóa thời bấy giờ qua cách Ngài đối xử với phụ nữ. Trong thời kỳ cổ đại, phụ nữ bị coi là những người ít quan trọng trong xã hội và luôn thấp kém hơn đàn ông, bất chấp những mệnh lệnh bảo vệ phụ nữ trong Kinh Thánh. Trình độ học vấn của phụ nữ thời đó rất hạn chế và họ bị bó buộc với những công việc trong gia đình. Phụ nữ không được đứng ra làm chứng trong các buổi xét xử. Chúa Giê-xu đã lớn lên trong xã hội như thế cho nên thái đội của Ngài đối với phụ nữ càng khiến chúng ta kinh ngạc. Ví dụ: Theo nền văn hóa trong thời Chúa Giê – xu, tội ngoại tình không phải do lỗi của người đàn ông mà chính người phụ nữ đã dẫn dắt anh ta lạc lối. Tuy vậy, Chúa Giê-xu đã lật ngược những lề thói này bằng cách nói: “Hễ ai nhìn phụ nữ mà ham muốn thì trong lòng đã phạm tội tà dâm với người ấy rồi”. Khi yêu cầu những người theo Ngài phải chịu trách nhiệm cho chính dục vọng của họ, Chúa Giê Xu đã nâng họ lên một tiêu chuẩn cao hơn bằng việc không xem phụ nữ như một đối tượng tình dục mà như một con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, bình đẳng với người nam.
Xuyên suốt các sách Phúc Âm, đời sống Chúa Giê-xu luôn luôn là bằng chứng bày tỏ sự chào đón tích cực và đây đã trở thành khuôn mẫu cho hội thánh ban đầu trong cách đối xử với phụ nữ đi ngược lại văn hóa thời đó.
Sứ đồ Phaolo đã hướng dẫn các Cơ Đốc Nhân thời kỳ đầu rằng, theo Vương Quốc của Chúa Giê – xu “Tại đây không còn phân biệt…nam giới hay nữ giới, vì tất cả anh em đều là một trong Đấng Christ Jêsus”
Vì thế, lần tới nếu có ai nói với bạn rằng “Kinh Thánh phân biệt giới tính” thì hãy nhớ 3 điều sau
- Khái niệm “ Bình Đẳng Giới” đến từ Kinh Thánh chứ không phải là suy nghĩ tự nhiên.
- Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh không hề “phân biệt giới tính”, con người thì có.
- Chúa Giê-xu là người đề ra tiêu chuẩn về cách đối xử với phụ nữ
❥Chuyển ngữ & Thuyết minh: Hana Trương
❥Kỹ thuật: Phạm Trọng Nhân
❥Sản xuất: Psalm 23
❥Nguồn: What Would You Say