“Thường mọi người sẽ nói về hạnh phúc dựa trên cảm nhận của họ trong những tình huống cụ thể, như công việc, các mối quan hệ, sở thích và sức khỏe. Nếu những điều này diễn ra theo như ý thì ta thấy hạnh phúc. Nếu không, ta thấy bất hạnh.”
Chính bởi suy nghĩ “Không phải Chúa chỉ muốn chúng ta hạnh phúc thôi sao?” mà nhiều người lựa chọn những điều không ưu tiên Chúa mà ưu tiên hạnh phúc của họ, làm thế có đúng đắn không? Hay nếu một người chưa biết Chúa bảo rằng họ đang sống hạnh phúc rồi và không cần biết Chúa nữa thì bạn sẽ nói gì?
Trong cuộc hội thoại nếu ai đó nói rằng “Tôi nghĩ Chúa chỉ muốn chúng ta hạnh phúc”. Bạn sẽ nói gì?
Thường thì mọi người nói về hạnh phúc theo kiểu họ cảm nhận như thế nào về những tình huống cụ thể, như là công việc, các mối quan hệ, sở thích và sức khỏe.
Nếu những điều này diễn ra theo đúng ý muốn của mình thì ta thấy hạnh phúc. Nếu không, chúng ta bất hạnh.
Trong Thi Thiên, vua Đa-vít miêu tả rằng Chúa khiến nhảy múa và vui mừng, và người tạ ơn Chúa vì đó là những điều tốt lành (Thi Thiên 30). Nhưng vẫn còn rất nhiều ví dụ trong Kinh Thánh cho thấy rằng Chúa cũng cho phép những nan đề xảy đến cho con cái của Ngài.
Gióp là người công bình và chính trực, và Chúa xem Gióp là đầy tớ Người. Dẫu vậy, Chúa cho phép Gióp trải qua những tình huống nghiệt ngã. Kể cả Chúa Jesus cũng nói rằng chính môn đệ Ngài cũng nên trông đợi hoạn nạn xảy đến trong thế gian (Ma-thi-ơ 16:24, Giăng 16:33).
Không có gì sai với việc chúng ta muốn hạnh phúc, nhưng lần tới khi người nào đó nói rằng Chúa chỉ muốn chúng ta hạnh phúc, hãy nhớ lấy 3 điều sau đây:
1 là Chúa chưa từng hứa rằng chúng ta sẽ hạnh phúc, nhưng Ngài hứa rằng chúng ta sẽ sống một cuộc sống đầy trọn, và điều đó diễn ra ngay lúc này, bất kể mọi hoàn cảnh. Cuộc sống mà Chúa muốn bạn sống còn nhiều điều hơn là việc thi thoảng cảm thấy hạnh phúc. Chúa hứa 1 cuộc sống đầy trọn, và cuộc sống đó bắt đầu ngay khi chúng ta bước vào mối quan hệ với Chúa. Không phải lúc nào mọi thứ cũng theo đúng thứ tự, và không phải mỗi hoàn cảnh thì đều đúng.
Cuộc sống mà chúng ta có được là do Kinh Thánh, bởi Chúa Jesus dã chết và sống lại để chuộc tội cho chúng ta, và để có mối liên hệ với chúng ta. Đó không phải là thứ mà chúng ta phải mong chờ. Nó bắt đầu ngay bây giờ. Chúng ta được gọi ngay bây giờ để đến với cuộc sống đúng mục đích, niềm vui, hy vọng, sự khôn ngoan và sự bình an. Những thứ mà còn tốt hơn cả hạnh phúc ở một vài hoàn cảnh. Những điều này là kết quả của một mối quan hệ mật thiết với Chúa.
Nếu chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc luôn là điều khả thi, hoặc đó là điều chúng ta xứng đáng thì chúng ta sẽ giống như là chiếc tàu lượn, bực bội và đầy nuối tiếc. Nhưng cuộc sống mà Chúa muốn chúng ta sống còn hơn cả những hạnh phúc ở một vài hoàn cảnh, chứ không phải ít hơn.
2 là điều gì khiến chúng ta hạnh phúc chưa hẳn là điều tốt nhất. Thường cụm từ “Chúa chỉ muốn tôi hạnh phúc” được dùng để giải thích những điều hoặc những mối ưu tiên không như ý muốn của Chúa. Bởi vì Chúa yêu chúng ta nên Ngài đặt ra giới hạn và ranh giới cho chúng ta, và ban cho sự khôn ngoan trong đời sống. Đó là điều mà một người cha tốt làm.
Thử nghĩ mà xem, nếu một người bố yêu con mình, ông ấy không chỉ chu cấp cho đứa con một lần và ban điều ước cho như cách một thần đèn hay làm. Một người bố tốt sẽ thiết lập ranh giới để đứa con của mình không bị tổn thương. Ông ấy sẽ dặn đứa trẻ không được chơi trên đường phố đông đúc, không được chạm nắp nồi khi nóng, và không lên xe cùng người lạ.
Những giới hạn này xuất phát từ tình yêu. Cũng cùng một thể, Chúa đặt ra giới hạn cho chúng ta. Và nếu chúng ta tin tưởng vào tình yêu của Chúa, chúng ta sẽ sống trong những giới hạn đó. Chúa biết rằng điều gì khiến chúng ta vui chưa hẳn là điều tốt nhất. Điều này không có nghĩa là Chúa không muốn bạn đau khổ. Chúa tạo ra bạn với nhiều ý nghĩa hơn thế, và dẫn đến điểm thứ 3.
3 là ưu tiên của Chúa là vinh hiển của Ngài, điều dẫn tới niềm vui đích thực. Điều tốt nhất dành cho chúng ta, và do đó ưu tiên của Chúa dành cho chúng ta, đó là chúng ta trưởng thành trong sự thánh khiết để làm sáng danh Chúa. Phân đoạn Kinh Thánh trong Rô-ma đoạn 5 và Giăng đoạn 1 thậm chí nói về việc bằng cách nào những hoàn cảnh khó khăn mang lại cơ hội để trở nên thánh hơn. Sự tăng trưởng này cần sự kiên nhẫn, kỷ luật và tăng trưởng. Nhưng điều cuối cùng sẽ dẫn đến niềm hạnh phúc vĩnh cửu, hơn cả những gì bất chợt có thể mang đến. Niềm hạnh phúc đến từ những hoàn cảnh của chúng ta thật dễ thay đổi và ngắn ngủi.
Nhưng Kinh Thánh nói về những thứ còn tốt hơn niềm hạnh phúc tạm bợ đó, chính là niềm vui. Chẳng chóng qua và không dễ thay đổi, niềm vui luôn còn đó bởi vì nó dựa trên sự vĩnh cửu của Chúa. Những điều như sự mãn nguyện sâu sắc, sự tự tin, và niềm hy vọng đến từ mối liên hệ với Chúa, Đấng sẽ không bao giờ rời bỏ chúng ta bất kể mọi thứ có trở nên tồi tệ như thế nào (Hê-bê-rơ 13:5). Và đó là một mạng lệnh trong Phi-li-tin đoạn 4 câu 4, sứ đồ Pau-lô kêu gọi Cơ đốc nhân “hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn”.
Không hẳn là cứ phải vui vẻ hay mỉm cười mọi lúc, nó giống như một niềm hy vọng sâu thẳm và liên tục vào Chúa dù là thuận cảnh hay nghịch cảnh. Vậy nên lần tới khi bạn ở trong cuộc hội thoại mà ai đó nói rằng “Chúa chỉ muốn chúng ta được vui thôi”, hãy nhớ 3 điều này
1. Chúa không hề hứa rằng chúng ta sẽ hạnh phúc, nhưng Ngài hứa rằng chúng ta sẽ sống một cuộc sống đầy trọn, và điều đó diễn ra ngay lúc này, bất kể mọi hoàn cảnh.
2. Điều gì khiến chúng ta hạnh phúc chưa hẳn là điều tốt nhất.
3. Ưu tiên của Chúa là vinh hiển của Ngài, điều dẫn tới niềm vui đích thực.
_____
❥Chuyển ngữ: Phạm Thị Tú Uyên
❥Giọng đọc: Hana Trương
❥Kỹ thuật: Phạm Trọng Nhân
❥Sản xuất: Psalm 23
❥Nguồn: What Would You Say
#Psalm23vn #Cơ_đốc_nhân_360 #biện_giáo