💟LÒNG KIÊN NHẪN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
⛰Sự thiếu kiên nhẫn của tôi và lòng kiên nhẫn của Đức Chúa Trời có thể là một trong những nét đặc biệt của cuộc đời tôi. Tôi trở nên băn khoăn và lo lắng khi thấy những giáo huấn sai trật trong nhà thờ, trải dài từ phúc âm thịnh vượng đến những tà giáo tri thức hiện đại. EaTôi sống giữa thời kỳ của những xung đột và đấu tranh liên tục cho sự hoà giải và toàn vẹn của chủng tộc. Tôi tự hỏi, tại sao Đức Chúa Trời cho phép những hỗn độn này xảy ra?
✝️Thập tự giá là một dấu hiệu của lòng kiên nhẫn của Đức Chúa Trời. Ngài đã bỏ qua tội lỗi của chúng ta, thay vì lên án như chúng ta đáng bị như thế. “Đức Chúa Trời đã lập Ngài làm sinh tế chuộc tội cho những ai có đức tin trong huyết Ngài. Việc nầy bày tỏ sự công chính của Đức Chúa Trời, vì Ngài lấy lòng nhẫn nhục mà bỏ qua những tội lỗi trong quá khứ.” (Rô-ma 3:25 RVV1). Thực tế, sự kiên nhẫn về mặt ngôn ngữ và khái niệm liên quan đến nỗi thống khổ. Nỗi thống khổ của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá, chúng ta thấy rõ lòng kiên nhẫn của Đức Chúa Trời Ba Ngôi khi nhập thể trong lịch sử.
🥀Khi các hội thánh địa phương bị cám dỗ bởi lối sống phóng túng, bừa bãi vì nghe theo các giáo sư giả, những người dạy họ rằng Đấng Christ sẽ không trở lại, Phi-e-rơ nhắc nhở họ:
“Thưa anh em yêu dấu, đừng quên rằng, trước mặt Chúa một ngày như nghìn năm, nghìn năm như một ngày. Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như một số người nghĩ đâu, nhưng Ngài kiên nhẫn đối với anh em, không muốn một người nào chết mất mà muốn mọi người đều ăn năn.” (II Phi-e-rơ 3:8-9 RVV11)
🌻Vì Đức Chúa Trời là Đấng thương xót nên Ngài chờ đợi. Ngài sẽ không đưa ra sự phán xét trong ngày cuối cùng cho đến khi phúc âm được rao giảng cho mọi dân tộc. “Tin Lành về vương quốc Đức Chúa Trời sẽ được rao giảng khắp đất để làm chứng cho muôn dân; bấy giờ, sự cuối cùng sẽ đến.” (Ma-thi-ơ 24:14 RVV11). Và như Hermann Cremer đã nói, “Lịch sử thế giới tiến về phía trước dưới lòng kiên nhẫn của Đức Chúa Trời” được chứng minh qua nỗi thống khổ của Đức Chúa Jêsus Christ.
🌿Nhưng Đấng Christ kiên nhẫn để bị treo lên thập tự giá, không chỉ để mang thế gian vào hội thánh. Ngài cũng nhằm mục đích thánh hóa hội thánh ở giữa thế gian. “Ngài mang tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, để chúng ta chết đối với tội lỗi và sống cho sự công chính; nhờ những vết thương của Ngài mà anh em được chữa lành.” (I Phi-e-rơ 2:24 RVV11). “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, xả thân vì Hội Thánh để thánh hóa Hội Thánh sau khi dùng nước và lời Ngài thanh tẩy Hội Thánh, nhằm trình diện trước mặt Ngài một Hội Thánh vinh hiển, không vết, không nhăn, không gì giống như vậy, nhưng thánh sạch và toàn hảo.” (Ê-phê-sô 5:25-27 RVV11)
Derek Rishmawy
(Ông là một nghiên cứu sinh tiến sĩ về hệ thống thần học tại Trinity Evangelical Divinity School.)
Nguồn: Journey To The Cross (Day 4)
Abi. L lược dịch